Bộ Nông Nghiệp Mỹ Báo Cáo Thị Trường Cà Phê Việt Nam
Sản lượng Việt Nam vụ 2020/21 dự kiến ở mức 30.2 triệu bao, giảm 3,5% so vụ trước do thời tiết bất thường. Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) sửa đổi xuất khẩu vụ 2019/20 giảm còn 23.5 triệu bao do có tính cạnh tranh từ thị trường thế giới. Tồn kho vụ 2019/20 và 2020/21 dự kiến tăng do giá ở mức thấp và lượng tồn kho vụ 2019/20 mang sang ở mức cao.
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vụ mùa Việt Nam năm nay, số liệu thời tiết xác nhận lượng mưa thấp và nhiệt độ trung bình cao hơn hàng năm tại các vùng trồng cà phê chính của Việt Nam đã làm năng suất thấp hơn.
Dịch Covid 19 cũng đã đang ảnh hưởng đến các giao dịch toàn cầu đến việc đình trệ giao cảng và nhu cầu tiêu thụ. Đúc kết hết các yếu tố trên, thị trường Robusta Việt Nam đang đối mặt với sức cạnh tranh lớn từ Conilon của Brazil và Robusta từ phía các quốc gia sản xuất khác dẫn đến xuất khẩu giảm. Gía nội địa giảm ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua đã tạo nên lượng tồn kho tăng.
Về sản lượng
Vụ mùa 2019/20 Việt Nam bắt đầu từ tháng 10/2019 và kết thúc vụ thu hái được dự kiến mức 31.3 triệu bao, thấp hơn con số dự kiến chính thức của USDA đưa ra trước đây, tuy nhiên cao hơn 3% so với vụ trước.
(Số liệu diện tích 3 vụ gần nhất và năng suất tấn/ hecta.)
Diện tích cà phê Việt Nam theo số liệu của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn ở mức 118,000 hecta. Tập trung tại Lâm Đồng, Đak Nông. Từ nay đến cuối năm 2025, dự kiến mở rộng và tái trồng 30-40 ngàn ha thay thế các vườn cây già cỗi và năng suất thấp. Ngay khi diện tích tại tỉnh Đak Lak lại giảm, tổng diện tích các tỉnh Tây Nguyên ước đạt 600,000 ha trồng cà phê do một số nông dân chuyển sang trồng hoa màu khác: bơ, tiêu, sầu riêng... do điều kiện không thuận lợi.
Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại 4 tỉnh Tây Nguyên:
Về thời tiết
Vụ mùa 2020/21 sản lượng dự kiến giảm do các tỉnh Tây Nguyên nhiệt độ, lượng mưa nhận thấp hơn 15-30% so với mức trung bình. Thời tiết nắng nóng và khô hạn vào tháng 4, tại Đak Lak, Đak Nông và Kon Tum nhiệt độ cao hơn trung bình từ 0,5-1,5 độ C.
Điều kiện dòng chảy từ sông Mê Kông được dự báo cực kỳ khô hạn, đặc biệt từ giữa tháng 3 và khi thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 các vườn cây cà phê rất cần nước để ra hoa. Tuy nhiên, giá cà phê thấp không thu hút sự đầu tư từ phía các nông dân cho việc trang trải thêm chi phí cho vườn cây, làm năng suất giảm.
(Hình ảnh hạn hán Việt Nam tháng 04/2020).
Về tình hình sản lượng
Sản lượng Robusta - Năng suất vụ mùa 2020/21 bị ảnh hưởng do thời tiết bất thường. Sản lượng Robusta 29.5 triệu bao, còn lại là sản lượng Arabica tại Lâm Đồng, Đăk Nông. Mặc dù diện tích ổn định nhưng năng suất giảm do thời tiết bất thường.
Sản lượng Arabica - chiếm 3 - 4% tổng sản lượng cà phê Việt Nam. Vùng trồng cà phê chính có độ cao trên 1000 met so với mực nước biển. Vì thế, gây khó khăn trong việc chăm sóc cũng như vận chuyển, chế biến và lưu trữ... làm cho việc mở rộng diện tích duy trì hạn chế tại các vùng trồng. Điều kiện thời tiết không thuận lợi làm sản lượng Arabica vụ 2020/21 không vượt qua 1 triệu bao, thấp hơn vụ mùa trước.
Về Tiêu Thụ
Ngành công nghiệp cà phê Việt Nam dự kiến tiêu thụ nội địa chiếm 10% tổng sản lượng. Tiêu thụ vụ 2019-20 được sửa đổi 3.1 triệu bao, cao hơn dự kiến trước đây của USDA. Cả hai tăng trưởng tiêu thụ tại chuỗi quán ở nhà vẫn được duy trì ổn tại thị trường nội địa. Thêm vào đó, tiêu thụ cà phê hoà tan đang dần gia tăng. Do sự di chuyển nhanh và hiện nay đang dần trở nên phổ biến thực sự tiện lợi, chiếm lĩnh nhiều địa phương và người tiêu dùng nội địa.
Covid-19 đã có tác động đáng kể đến thực phẩm và đồ uống Việt Nam trong 2 tháng vừa qua. Sau khi Chính phủ quyết định đóng cửa 15 ngày để giãn cách xã hội từ ngày 01/04. Trong đó, các chuỗi quán cà phê nhà hàng và nhiều giao thương đóng cửa, chuyển qua mua bán giao hàng online.
Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn đến sức mua từ phía các nhà tiêu thụ trong thời gian giãn cách xã hội. Mọi người đều không ra khỏi nhà trong khi tiêu thụ tại nhà cũng không tăng làm cho việc tiêu thụ chậm. Các giao dịch đang phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi tái mở cửa.
Chính phủ Việt Nam hạ mục tiêu tăng trưởng GDP - thu nhập bình quân đầu người Việt Nam từ 6,8% xuống còn 4.5% -5.4% do Covid 19. Điều này làm nảy lên sự đi xuống của giới tiêu thụ thượng lưu và thị trường thay thế các sản phẩm cà phê có giá rẻ hơn. Tuỳ theo kết quả chưa chắc chắn về tình hình kinh tế, dự kiến tiêu thụ vụ 2020/21 có thể chỉ 3.2 triệu bao.
(Biểu đồ xuất khẩu theo tháng từ vụ 2015 đến 2020)
Về giao thương
Xuất khẩu - Covid 19 đã ảnh hưởng đến việc giao thương của thị trường cà phê bao gồm đình trệ vận chuyển và nhu cầu tiêu thụ đóng cửa trên diện rộng tại nhiều quốc gia. Mặc dù việc giãn cách xã hội khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng các giao thương có thể vẫn đang tiếp tục bị ảnh hưởng cho tới tháng 6.
Nhiều nhà khảo sát và quỹ tiền tệ thế giới IMF dự kiến GDP toàn cầu năm 2020 giảm 3%. Tổ chức cà phê thế giới có báo cáo về mối liên quan chặt chẽ giữa tăng trưởng GDP và tiêu thụ cà phê.
Xuất khẩu vụ 2019/20 Việt Nam giảm còn 26,3 triệu bao, thấp hơn số USDA dự kiến trước đây. Gía trừ lùi Robusta Việt Nam cao so với giá trên sàn kỳ hạn làm thị trường chuyển qua giao dịch mua xuất khẩu Conilon của Brazil và một số nguồn khác.
Các thương gia đang quan tâm về tình hình biến động của tỷ giá Real Brazil đã tạo sức bán ra nhiều hơn từ phía các nông dân Brazil để đẩy lượng tồn kho nhanh chóng khi họ có thể quy đổi về nội địa để nhận được mức giá bán cà phê cao hơn.
(Biểu đồ giá Robusta)
Theo khảo sát của các nhà công nghiệp nội địa, Conilon Brazil đang dùng trong các thương hiệu pha trộn cà phê tại Mỹ và 1 số thị trường nhỏ khác. Đây được xem là thị trường mới trong thời gian gần đây.
Giao dịch này cũng là lần đầu tiên các nhà nhập khẩu Tây Ban Nha, Nga và một số quốc gia Châu Phi tham gia. Tỷ giá Indonesia biến động yếu cũng tạo nên giá Robusta tại quốc gia này có giá rẻ hơn giá Robusta tại Việt Nam. Xuất khẩu cà phê Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019/20 giảm 6-7% so với vụ trước ở mức 12,8 triệu bao. Thị trường tiêu thụ chính vẫn là nước Đức, Mỹ, Italia.
Bảng số liệu xuất khẩu cà phê tại các thị trường chính
Covid -19 làm thay đổi yếu tố thói quen trong tiêu thụ cà phê toàn cầu. Khi thị trường tiêu thụ Arabica và Robusta sẽ thiếu hụt đến trung hạn. Do nhiều nền kinh tế trên toàn cầu chưa chắc chắn hồi phục lại như ban đầu. Người dân không có thu nhập để có thể trả mua các mặt hàng có giá và các sản phẩm có giá cao.
Vì thế, giá Arabica thời gian gần đây không thu hút sức mua tham gia và các nhà mua hàng chuyển sang nhận hàng từ chứng nhận tồn kho các đơn hàng đã ký kết trong ngắn hạn. USDA dự kiến, xuất khẩu vụ 2020 có thể mức 26.9 triệu bao khi nhu cầu tiêu thụ Robusta và giá được cải thiện hơn.
Xuất khẩu cà phê nhân thô
Xuất khẩu cà phê nhân thô vụ 2019/20 còn 23.5 triệu bao và đang có sức cạnh tranh ít hơn, ngay khi xuất khẩu 6 tháng đầu vụ từ 2019/20 giảm 7% ở mức 11,9 triệu bao. Tổng xuất khẩu vụ 2020/21 cà phê nhân thô dự kiến 24 triệu bao.
Bảng giá nội địa Robusta Việt Nam:
Về tồn kho, theo số liệu của các nhà công nghiệp Việt Nam đang có lượng tồn kho cao trong các kho cảng, kho ngoại quan, kho thương gia, kho của các doanh nghiệp và kho các nhà xuất khẩu, đại lý và nông dân. Yếu tố chính làm giá thấp không thu hút sức bán ra từ nông dân và giao thương giữa các thương gia và các nhà xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và ráp các hợp đồng xuất khẩu.
Thêm vào đó, hiện nay đã đang mất dần cơ hội khi nhà mua hàng thay thế thị trường Brazil và một số quốc gia khác với lượng tồn kho cao. Tồn kho vụ 2019/20 USDA dự kiến ở khu 4,6 triệu bao. Và vụ 2020/21 mang sang là 5.5 triệu bao.
Sản lượng , tồn kho và phân bổ các loại cà phê Việt Nam 3 vụ gần nhất.
Biên dịch: Ban Biên Tập Tincaphe.com