Tồn Kho Ở Mức Cao Nhu Cầu Tiêu Thụ Chậm Là Yếu Tố Ép Giá Giảm

22/06/2020

Giá cà phê Robusta trên sàn kỳ hạn Lon Don dự kiến đầu tuần tới mở cửa tiếp tục vững giá. Số lượng giao dịch phiên qua khu 19,790 lô, hợp đồng mở 153,197 lô, tăng 1,512 lô. Ngay khi đó tại thị trường cà phê Arabica trên New York số lượng giao dịch 52,865 lô, hợp đồng mở đạt mức 263,578 lô, giảm 2,871 lô.

Xét về kỹ thuật, thị trường vẫn bị áp lực bán khống gia tăng tuần này trên cả hai thị trường cà phê Lon Don và New York. Báo cáo vị thế bán khống ròng của Lon Don đạt mức 34,752 lô, tăng 4,000 lô so với tuần trước trong đó có 43,103 lô bán khống và 8,351 lô mua khống. Ngay khi hợp đồng mở của Lon Don vẫn tiếp tục tăng lên mức 169,000 lô tăng 4,000 lô so với tuần trước. Như vậy hợp đồng mở của LonDon tăng là bởi sự bán khống ở khu hiện nay gây áp lực giảm giá tuần qua.

Ngay khi đó, thị trường cà phê New York báo cáo cuối tuần nguồn quỹ quản lý tài chính vẫn gia tăng lên vị thế bán khống ròng 23,624 lô, trong đó có 57,698 lô bán khống và 34,074 lô mua khống. Trong tổng số hợp đồng mở của New York tuần này 268,857 lô. So với tuần trước hợp đồng mở ở khu 272,000 lô thì tuần này hợp đồng mở đã giảm khoảng 4000 lô nhưng Nguồn Quỹ lại gia tăng thêm khoảng 6,000 lô bán khống chứng tỏ thị trường cà phê Lon Don và New York một đợt giảm lớn và kéo dài vẫn chưa chấm dứt.

Hợp đồng mở của Lon Don kể từ đầu năm 2020 đến nay liên tục tăng từ khu 95.000 lô lên khu 150,000 lô hiện nay. Mặc dù giá giảm nhưng hợp đồng mở tăng cho thấy cà phê Lon Don bị sức bán từ nước sản xuất và rang xay gây ép giá giảm. Giá ở mức thấp nhưng lượng hàng không thiếu hụt, các nhà rang xay vẫn có thể mua hàng tại các nhà nhập khẩu hoặc tại các nhà sản xuất nông hộ.

Tại Việt Nam, việc mua hàng hoàn toàn không khó khăn cho hàng thường, ngay khi cà phê đặc sản vẫn còn một lượng hàng khá lớn để Doanh nghiệp và Nông dân chọn lựa để mua bán với nhau. Nguyên nhân giá cà phê hiện nay ở mức thấp nhưng nhu cầu tiêu thụ hàng nội địa lại giảm hơn các năm trước do việc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhãn hàng nước uống khác. Bên cạnh đó lượng tiền mặt ngoài thị trường sụt giảm cũng là yếu tố làm cho người tiêu dùng thắt chặt hầu bao hơn.

Tại sở giao dịch cà phê New York lượng hợp đồng mở cũng tăng từ khu 220,000 lô lên khu 265,000 lô hiện nay. Như vậy Cà phê New York đã tăng khoảng 40,000 lô kể từ 3 tháng qua. Điều đó chứng tỏ Cà phê thế giới sụt giảm nhưng lượng tồn kho và sức bán từ Brazil đổ ra sàn New York gia tăng gây nên một lượng tồn kho để chờ giá. Các nước sản xuất và rang xay tiến hành gom hàng đưa về sàn giao dịch và họ không muốn bán ở mức thấp nên họ tiến hành ứng tiền từ sàn để giao dịch cà phê.

Tóm lại

Tuần qua bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) báo cáo, Cà phê tồn kho từ tháng 10/2019  đến tháng 9/2020 đạt mức 42 triệu bao. Đây là mức cao nhất trong vòng 06 năm qua bởi các nước sản xuất gia tăng sản lượng ngay khi tiêu thụ chậm lại cũng là yếu tố gây ép giá giảm.

Sản lượng toàn cầu đạt 176,1 triệu bao tăng 9,1 triệu bao so với năm trước và đạt mức cao nhất trong vòng nhiều năm khi Brazil xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử sản xuất cà phê của họ, gần 67,9 triệu bao. Như vậy lần đầu tiên Brazil đạt mức gần 70 triệu bao cà phê, gấp đôi sản lượng cà phê Việt Nam.

Brazil trở thành vua cà phê thế giới cho Arabica và tương lai có thể là vua cho cả Robusta. Ngay khi cà phê Việt Nam lại xất khẩu Robusta nhiều nhất thế giới, hàng năm khoảng 30 triệu bao.

Tại sàn cà phê New York giá chạm mức thấp nhất trong vòng 09 tháng qua. Người ta lo ngại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 sẽ làm cho một mùa bội thu của Brazil ép giá Cà phê trên toàn cầu giảm.

Mặc dù tại các nước sản xuất ở mức cao nhưng nông dân tại các tỉnh DakLak, lâm Đồng cũng như Brazil và Indonesia hoàn toàn không muốn bán ra ở khu này, họ muốn chờ cà phê tăng khoảng 10 - 20% mới bán ra

Nông dân thì hy vọng rằng nguồn cung toàn cầu sẽ thắt chặt khi thấy người mua hàng chấp nhận trả một mức giá cao hơn sở giao dịch cà phê Lon Don thì họ nghĩ rằng cà phê sẽ lên cao hơn. Việc chờ đợi và liệu giá cà phê có lên hay không đang là câu hỏi đặt ra phía trước khi vụ mùa Việt Nam đến gần. Việt Nam chấp nhận giảm xuất khẩu tháng 05/2020 là 10% và găm hàng trữ giá ở mức này khi người mua không thể mua hàng từ nội địa Việt Nam./

        Ban Biên Tập: Tincaphe.com





11111111111111